HỒ SƠ KỸ THUẬT THI CÔNG LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA CÁC BẢN VẼ TRONG HSKTTC?

    HỒ SƠ KỸ THUẬT THI CÔNG LÀ GÌ?

    BAO GỒM NHỮNG BẢN VẼ GÌ?

    CÔNG DỤNG CỦA CÁC BẢN VẼ ?

     

    Nói vắn tắt hồ sơ kỹ thuật thi công rất quan trọng trong quá trình thi công xây dựng và được lập bởi công ty tư vấn thiết kế chuyên nghiệp bởi đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư kết cấu, Kỹ sư M&E, Họa viên…

    • Nó là cơ sở để hình dung một cách chi tiết nhất ngôi nhà của bạn trong tương lai thể hiện qua hình ảnh 3d và các bản vẽ kỹ thuật chặt chẽ
    • Là cơ sở tin tưởng nhất để bạn và nhà thầu tính toán thương lượng đơn giá thi công chính xác và nhanh nhất.
    • Là thước đo trong quá trình thi công được chính xác và có cơ sở để so sánh đánh giá chất lượng thi công.
    • Hồ sơ kỹ thuật thi công giúp thi công chính xác tránh phát sinh sửa chữa đập phá lãng phí trong quá trình thi công xây dựng.
    • Hồ sơ giúp tính toán vật tư và tiến độ thi công chính xác, giúp tối ưu đẩy nhanh tiến độ thi công.
    • Là cơ sở vững chắc sau này nâng cấp cải tạo một cách an toàn hiệu quả.
    • Trong quá trình sử dụng nếu có sự cố về điện nước thì các đơn vị bảo hành bảo trì sẽ nhanh chóng tìm ra vị trí chính xác để thay thế hoặc sửa chữa.
    • Yên tâm ở trong ngôi nhà được các kiến trúc sư kỹ sư tính toán cẩn thận chi tiết.
    • Các công trình lân cận thi công sau nhà bạn có giải pháp thi công đào hồ móng an toàn cho cả 2 bên, nếu có sự cố với nhà bạn thì hồ sơ thi công là một bằng chứng pháp lý rất quan trọng.

     

    Một bộ hồ sơ kỹ thuật thi công bao gồm 3 phần chính:

    • Bản vẽ phối cảnh 3d ngoại thất công trình (riêng Milimet Vuông cung cấp thêm hình ảnh 3d nội thất các không gian chính trong nhà)
    • Hồ sơ phần kết cấu
    • Hồ sơ phần kiến trúc
    • Hồ sơ phần M&E (điện nước, trang thiết bị công trình)

    A Design & Build sẽ giải thích và lấy ví dụ từng phần một ngay bên dưới đây:

    1. PHẦN KẾT CẤU

    phần kết cấu sẽ bao gồm các mục chính như sau:

    • Chi tiết kết cấu móng, giằng và dầm móng, thống kê đầy đủ toàn bộ thép móng.
    • Chi tiết kết cấu cột và thống kê đầy đủ toàn bộ thép cột.
    • Chi tiết kết cấu dầm và thống kê toàn bộ thép dầm.
    • Chi tiết kết cấu toàn bộ sàn các tầng và cầu thang, thống kê đầy đủ thép sàn từng tầng và cầu thang từng tầng
    • Chi tiết và hướng dẫn kỹ thuật thi công phần kết cấu

    Bản vẽ định vị móng 

    giúp đơn vị thi công biết chính xác vị trí các móng, kích thước móng để trong quá trình thi công đưa ra phương án đào hố móng an toàn tiết kiệm nhất

    Bản vẽ chi tiết móng và thép móng sử dụng trong thi công

    nhìn vào bản vẽ bên trên đơn vị thi công có sẽ nắm được cấu tạo chính xác của móng nhà như thế nào chiều sâu móng, các loại vật liệu sử dụng để thi công móng

    Bảng thống kê chi tiết toàn bộ thép móng số lượng, chiều dài, tổng số kg sử dụng

    nhìn vào bảng thống kê đơn vị thi công sẽ ra thép nhanh hơn vì có số lượng và chiều dài đã được thống kê đầy đủ, số kg sắt đã được tính toán trước khi nhập về

    yêu cầu kỹ thuật trong khi thi công phần khung kết cấu nhà

    Như vậy hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm mặt bằng định vị, bản vẽ chi tiết, thống kê thép, và yêu cầu kỹ thuật của các hạng mục đã nêu bên trên (1. kết cấu móng, giằng và dầm móng 2.kết cấu cột 3. kết cấu dầm 4. kết cấu toàn bộ sàn các tầng và cầu thang) Một hồ sơ kết cấu nhà phố 3 tầng thông thường sẽ có khối lượng từ 30 đến 40 trang A3 thì mới đầy đủ. Và hồ sơ kết cấu phải do kỹ sư xây dựng thiết kế họ sẽ vẽ giải lập một khung kết cấu nhà trên phần mềm tính toán đặt tải trọng và lấy kết quả, nên nếu có khảo sát địa chất thì kết cấu ngôi nhà được tính toán gần như chính xác tuyệt đối sẽ không bị lún nứt…

    Hồ sơ kết cấu còn giúp nhà thầu cũng như chủ nhà nắm bắt được khối lượng sắt thép, chủng loại sắt thép bê tông sử dụng trong thi công là cơ sở quan trọng để báo giá và thương lượng giá thi công. Là thước đo để bên thi công và chủ nhà nghiệm thu công trình sau thi công, đánh giá chất lượng công trình. Ngôi nhà có bền vững và chịu được bao nhiêu tải trọng, có khả năng nâng tầng trong tương lai được hay không hoàn toàn dựa và thiết kế kết cấu ban đầu.

    2. PHẦN KIẾN TRÚC

    • Hình ảnh 3D ngoại thất 
    • Bản vẽ bố trí vật dụng các tầng trong nhà.
    • Bản vẽ chi tiết xây dựng tường kích thước chi tiết các bộ phận trong công trình.
    • Bản vẽ lát gạch vật liệu diện tích ốp lát cũng như khối lượng vật tư hoàn thiện các tầng.
    • Bản vẽ chi tiết vệ sinh, cầu thang, lan can, bồn hoa, bậc cấp…
    • Bản vẽ chi tiết mặt đứng, kích thước, chiều cao, vật liệu hoàn thiện.
    • Bản vẽ định vị và kích thước tất cả cửa đi, cửa sổ, cửa cổng, cửa thông gió, cửa kỹ thuật, trong của ngôi nhà.
    • Các bản vẽ mặt cắt chi tiết cấu tạo các lớp.
    • Bản vẽ các chi tiết đặc biệt hoặc phức tạp.

    Thông thường bản vẽ kiến trúc nhà phố 3 tầng sẽ có số lượng từ 30 đến 50 tờ bản vẽ A3 tùy vào độ phức tạp của công trình, Như vậy bản vẽ phần kiến trúc giúp cho chủ nhà và nhà thầu hình dung ra chi tiết ngôi nhà trong tương lai sẽ như thế nào và là cơ sở để tính toán diện tích tường xây dựng, số lượng gạch số lượng xi măng và cát xây dựng. diện tích sơn diện tích thạch cao, ốp lát, số lượng cửa….giúp dự toán chi tiết được phần hoàn thiện.

    bản vẽ định vị vật dụng giúp các bên thi công xây dựng, điện nước, trang thiết bị biết chính xác vị trí vật dụng để tính toán lắp đặt các thiết bị tiện ích cho phù hợp

    bản vẽ mặt bằng lát gạch biết được các vật liệu lát sử dụng trên một bề mặt số lượng, diện tích và vị trí bắt đầu ốp lát

    bản vẽ chi tiết kích thước để nhà thầu xây dựng thi công chính xác

     

    Mô hình khối nhà hoàn thiện giúp dễ hình dung tỷ lệ ngoài mặt tiền

    các hình ảnh 3D nội ngoại thất thông thường khoảng 10 hình ảnh 3D

     

     

    3. PHẦN M&E (Ký thuật thi công hệ thống điện, hệ thống nước, trang thiết bị công trình)

    • Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện
    • Bản vẽ bố trí toàn bộ đèn chiếu sáng, đèn trang trí
    • Bản vẽ bố trí tủ điện, công tắc, ổ cắm, CP… các thiết bị khác
    • Bản vẽ vị trí cao độ lắp đặt thiết bị
    • Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước
    • Bản vẽ chi tiết bể tự hoại
    • bản vẽ bố trí thiết bị nước
    • bản vẽ bố trí điều hòa, thông gió, chống sét
    • Thống kê toàn bộ thiết bị điện, nước, thiết bị công trình

    Thông thường hồ sơ phần M&E của nhà 3 tầng sẽ có số lượng bản vẽ từ 20 đến 35 tờ A3 tùy số lượng vệ sinh và trang thiết bị sử dụng. Bản vẽ M&E giúp định vị và thống kê chính xác thiết bị sử dụng, chủng loai thiết bị các đấu nối, nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống điện và nước. Cũng là cơ sở để thống kê báo giá nghiệm thu thi công một cách chính xác.

    ngoài những nội dung trên còn có: Hồ sơ thiết kế nội thất, hồ sơ hoàn công ...v...v.. A Design&Build xin chia sẻ ở các bài viết tiếp theo mọi thắc mắc khác liên hệ trực tiếp với A Design&Build để được tư vấn và giải đáp miễn phí.